Business Objectives Model – Mô hình Mục Tiêu Kinh Doanh

Spread the love
  •   
  •   
  •   
  •   
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Trái tim của mỗi dự án đó là giá trị của nó mang lại cho người dùng hay công ty. Business Objectives Model – Mô hình Mục Tiêu Kinh Doanh giúp người dùng có cái nhìn trực quan cách thức yêu cầu phát triển đạt được mục tiêu và mục tiêu kinh doanh.

Các thành phần của mô hình mục tiêu kinh doanh

Thành phần Định nghĩa
Business problem/Vấn kinh doanh Những vấn đề ngăn cản doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình
Business objective/Mục tiêu kinh doanh Mục tiêu đo lường được chỉ định khi bài toán kinh doanh được giải quyết
Product concept/ Khái niệm về sản phẩm Tầm nhìn của giải pháp thực tế mà doanh nghiệp chọn thực hiện để đáp ứng mục tiêu kinh doanh. Thường được mô tả bởi một danh sách các tính năng mức tổng quan vĩ mô.
Success metric/ Thước đo thành công Một mục tiêu kinh doanh thực tế sẽ được đo để xác định xem dự án là thành công/

Có thể có nhiều mục tiêu kinh doanh cho một vấn đề kinh doanh:

Mỗi một hộp chữ nhật chỉ mô hình hóa cho duy nhật một mục tiêu kinh doanh.

Mô hình mục tiêu kinh doanh luôn bắt đầu bằng một vấn đề kinh doanh, sau đó có ít nhất một Mục tiêu kinh doanh. Mỗi mục tiêu kinh doanh có thể dẫn đến một vấn đề kinh doanh khác hoặc dẫn đến khái niệm sản phẩm.

Thước đo thành công có thể là bất kỳ mục tiêu kinh doanh nào mà có thể đo lường được thể hiện thành công của dự án. Các mục tiêu kinh doanh đó sẽ được đánh dấu là “SM” trong hộp mục tiêu kinh doanh. Lý tưởng nhất là tất cả các mục tiêu kinh doanh cũng sẽ là thước đo thành công. Thực tế thì không phải luôn luôn như vậy, bởi vì thường thì tác động của giải pháp trong việc đạt được các mục tiêu kinh doanh là khó để đo lường trực tiếp, vì vậy những mục tiêu kinh doanh đó không thể được sử dụng làm thước đo thành công. Ngoài ra, có thể có các số liệu thành công không phải là mục tiêu kinh doanh, mà thay vào đó là một đại lượng ủy quyền (proxy) có thể đo lường được cho các mục tiêu kinh doanh

Vi dụ về hai vấn đề kinh doanh ánh xạ đến ba mục tiêu kinh doanh khác nhau và các mục tiêu kinh doanh đó được ánh xạ tới bốn vấn đề kinh doanh  khác. Dựa trên các mục tiêu kinh doanh này tạo ra một khái niệm sản phẩm.

Ví dụ về một mô hình mục tiêu kinh doanh phức tạp

Giám đốc điều hành tại một công ty về máy in đánh giá các vấn đề tài chính họ gặp phải và nhận ra rằng lợi nhuận trên một số dòng sản phẩm của họ đã giảm. Sau khi nghiên cứu, đội phân tích nhận ra rằng lý do là công ty đã phải tăng số lượng nhân viên trong trung tâm hỗ trợ khách hàng để hỗ trợ giải đáp cho khách hàng những câu hỏi liên quan đến các dòng sản phẩm này.

Sau khi thảo luận, các giám đốc điều hành xác định rằng để cắt giảm chi phí trong trung tâm cuộc gọi hỗ trợ khách hàng, 180 nhân viên phải chuyển sang vị trí khác đóng vai trò tạo doanh thu. Tuy nhiên, nếu các nhân viên được chuyển đi, trung tâm hỗ trơ cuộc gọi sẽ có thể hỗ trợ ít hơn 3.000 cuộc gọi mỗi ngày. Với mục tiêu mới này sẽ tạo ra một loạt các vấn đề kinh doanh và mục tiêu kinh doanh khác.

Tư vấn nghiệp vụ sẽ đặt những câu hỏi như sau để gợi mở vấn đề: “Những gì ngăn cản chúng ta đạt được mục tiêu của chúng ta ngày hôm nay“. ? Sau khi đánh giá dữ liệu từ trung tâm cuộc gọi, giám đốc điều hành xác định hai lý do chính mà mọi người gọi đến.

■ ■ 50% người gọi muốn tìm giải pháp cho vấn đề mới của họ.

■ ■ 30% người gọi trước đây đã gọi hỏi vấn đề của họ và vì không thể giải quyết được ngay trong cuộc gọi, họ gọi lại để kiểm tra.

Hai phần thông tin này tạo thành cấp độ tiếp theo của vấn đề kinh doanh giúp các giám đốc điều hành xác định hai mục tiêu kinh doanh tiếp theo, nếu được đáp ứng, sẽ giải quyết các vấn đề kinh doanh,

Từ các mục tiêu trên, phân tích nghiệp vụ sẽ xác định được khái niệm sản phẩm cần hệ thống cần phát triển.

Cuối cùng, cần xác định mục tiêu kinh doanh nào thực sự có thể được đo lường và sử dụng những mục tiêu đó để xác định số liệu thành công cho dự án, để xác nhận rằng dự án đi đúng hướng đáp ứng mục tiêu kinh doanh. Trong trường hợp này, không có mục tiêu kinh doanh nào có thể dễ dàng đo lường và liên kết với thành công của dự án Thay vào đó, sẽ tạo ra hai thước đo thành công mà có thể đo lường như một phần của giải pháp,

Để xác đinh Business Problems một số câu hỏi hay hỏi:

  • Sản phẩm, hệ thống hiện tại có vấn đề gì cần giải quyết?
  • Liên tục đặt câu hỏi: Tại sao đấy lại là vấn đề? cho đến khi trong câu trả lời liên quan đến chi phí.

Để xác đinh Business Objectives các câu hỏi dạng sau hay được đặt ra:

  • Thước đo nào được dùng để xác định vấn đề kinh doanh đã được giải quyết

Để xác định được ý tưởng sản phẩm cần được phát triển, một số câu hỏi sau được đặt ra:

  • Chúng ta sẽ xây dựng sản phẩm, hệ thống gì?

Để xác định được thước đo thành công của dự án, các câu hỏi sau cần được đặt ra:

  • Thước đo nào xác định là dự án xây dựng xong đã thành công?

Việc xây dựng Business Object Model trong thực tế

Trong thực tế đôi khi một dự án ngay từ khi bắt đầu đã định hình yêu cầu với một khái niệm sản phẩm để phát triển rồi. Nhiệm vụ của việc phân tích lúc này sẽ là từ khái niệm sản phẩm ban đầu, yêu cầu ban đầu sẽ xác định các vấn đề kinh doanh và mục tiêu kinh doanh từ các đầu vào ban đầu đó để từ đó ra được khái niệm sản phẩm và các yêu cầu chính xác và đầy đủ thực sự cần phát triển.

Đứng ở vai trò là một business consultant hoặc business analyst hay product owner thì Business Object Model sẽ giúp cho cả dự án có một cái nhìn rõ ràng về lợi ích mà dự án mang lại dưới góc độ kinh doanh, góc độ của khách hàng và nhà quản lý, giúp xây dựng được một lộ trình rõ ràng trong việc xây dựng sản phẩm cho doanh nghiệp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *