Giới thiệu về các mô hình được sử dụng để mô hình hóa yêu cầu nghiệp vụ trong quá trình phân tích

Spread the love
  •   
  •   
  •   
  •   
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Phân loại mô hình

Các mô hình để mô hình hóa yêu cầu nghiệp vụ được tổ chức thành các loại mô hình mục tiêu, mô hình con người, mô hình hệ thống và mô hình dữ liệu, được gọi chung là OPSD (Objectives model, People model, System model and Data Model). Chúng cho phép xem xét các mục tiêu của giải pháp, những người đang sử dụng giải pháp, các hệ thống và dữ liệu đang được xử lý. Những mô hình này ràng buộc việc phân tích để đảm bảo rằng chúng ta không bỏ sót các yêu cầu chính và tránh việc ôm đồm các yêu cầu không cần thiết.

Diễn giải Các Mô hình hóa được sử dụng
Objectives/Mục tiêu Mô tả các giá trị kinh doanh của hệ thống, giúp thiết lập độ ưu tiên của các yêu cầu, tính năng dựa trên các giá trị đó. Business Objectives Model/ Mô hình mục tiêu kinh doanh

Objective Chain/Chuỗi mục tiêu

Key Performance Indicator Model/Mô hình chỉ số hiệu suất chính

Feature Tree/ Cây chức năng

Requirement Mapping Matrix/ Ma trận ánh xạ yêu cầu

People/Con người Mô tả ai sử dụng hệ thống, cùng với quy trình và mục tiêu của họ. Org Chart/Sơ đồ tổ chức

Process Flow/Luồng quy trình

Use Case/Ca sử dụng

Roles and Permission Matrix /Ma trận vai trò và quyền (gọi tắt là Ma trận phân quyền)

System/Hệ thống Mô tả các hệ thống trong giải pháp, giao diện người dùng trông như thế nào, cách các hệ thống tương tác và cách chúng hoạt động. Ecosystem Map/ Bản đồ hệ sinh thái các hệ thống

System Flow/ Luồng hệ thống

User Interface Flow/ Luồng giao diện người dùng

Display – Action – Response/Hiển thị – Hành động – Phản hồi

Decision Table/Bảng quyết định

Decision Tree/Cây quyết định

System Interface Table/Bảng giao diện hệ thống

Data/Dữ liệu Mô tả mối quan hệ giữa các đối tượng dữ liệu kinh doanh từ góc độ người dùng cuối, vòng đời của dữ liệu và cách dữ liệu đó được sử dụng trong các báo cáo để đưa ra quyết định. Business Data Diagram/Sơ đồ dữ liệu doanh nghiệp

Data Flow Diagram/Sơ đồ luồng dữ liệu

Data Dictionary/Từ điển dữ liệu

State Table/Bảng trạng thái

State Diagram/Sơ đồ trạng thái

Report Table/Bảng báo cáo

Mô hình nào thường được sử dụng?

Trong thiết kế giải pháp, thông thường cả 4 mô hình trên đều được sử dụng kết hợp nhằm phân tích đầy đủ dưới nhiều góc nhìn khác nhau.

Có thể hình dung  4 mô hình riêng rẽ tương ứng với 4 góc nhìn của một vật thể

Và khi chúng ta kết hợp chúng lại chúng ta sẽ có một cái nhìn tổng thể chính xác sự vật như hình sau:

Chúng ta sẽ đi sâu về kỹ thuật mô hình hóa các mô hình này trong những bài viết tiếp theo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *