Design Thinking & Change management

Spread the love
  •   
  •   
  •   
  •   
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

2 thuật ngữ “Design Thinking & Change management” đang ngày càng trở nên hot trong những năm gần đây đặc biệt trong thời đại digital khi mà thay đổi diễn ra chóng vánh đòi hỏi mỗi người cần tự trang bị cho bản thân phương pháp luận – “vũ khí” để ứng phó được đối với các thay đổi đó. Tạm hiểu ở đây là “Thiết kế tư duy giải quyết vấn đề và Ứng phó đối với các thay đổi” (Trong ngữ cảnh này tôi không dịch là Quản lý thay đổi)

Một trong những khóa học e-learning khá súc tích và hay về chủ đề này tôi đã tham gia là của openSAP https://open.sap.com/courses/ko1-tl

Bàn về Design Thinking:

  1. Defining the right problems statement by Start with Asking the right question?/ Bước đầu tiên chính là xác định được chính xác vấn đề đang gặp phải. Có thể thông qua việc đặt ra các câu hỏi đúng. Ví dụ: Làm thế nào để có thể làm cho khóa dây ở xe đạp an toàn hơn? Câu hỏi này nhìn qua thì có vẻ ok nhưng bản thân câu hỏi đã ngầm hướng tới phần lớn giải pháp. Nếu ta đổi câu hỏi thành: Làm thế nào ta có thể chống lại những kẻ trộm xe đạp ở thành phố? Có vẻ chúng ta đang có thêm một góc nhìn khác rộng hơn1
  2. Learning & Understanding: Từ vấn đề chúng ta đặt ra ở câu hỏi, chúng ta thu thập thêm thật nhiều thông tin nhất có thể về chủ đề trên. Liệu đã có giải pháp cho vấn đề trên trước đây chưa? Vấn đề đó đang đưa giải quyết như thế nào hiện nay? Đâu là những khó khăn đang gặp phải? Về bản chất 2 bước số 1 và 2 chính là 2 bước EMPATHIZE (Cảm thông – Đồng cảm) DEFINE ( Xác định ) – nhu cầu của người dùng, vấn đề của họ và hiểu biết của bạn.
  3. Extracting the essence statement và Finding the correct answer: 2 bước này là giai đoạn IDEATE khai phá các ý tưởng nhiều nhất có thể bằng tất cả các giả định đầy thách thức và táo bạo nếu có. Tất cả các ý tưởng khuyến khích được đưa ra nhiều nhất có thể không có đánh giá đúng hay sai. Việc này trong các dự án hay dùng phương pháp Brain storming theo working team. Sau đó team sẽ cùng nhau đánh giá và chọn ra ý tưởng tối ưu nhất.
  4. Making ideas feel real: ý tưởng sẽ chỉ là ý tưởng nếu không được biến thành hiện thực. Và cách tốt nhất chính là hãy Prototype – tạo phiên bản mẫu các ý tưởng đó nhanh nhất. Mô hình Agile ở đây có vẻ rất phù hợp.
  5. Test and Get quick feedback: Sau khi đã đưa ra phiên bản đầu tiên của sản phẩm hãy thu thập các phản hồi của sản phẩm đó để từ đó cải tiến cho các phiên bản tiếp theo.

Có thể thấy, quá trình trên sẽ là một vòng tuần hoàn tựa như quy trình xoắn ốc trong phát triển phần mềm vậy.

Bàn về Change management:

Thông suốt khóa học là cuộc trao đổi mang tính chia sẻ thực tế của diễn giả là một vận động viên thể thao – một người cha và một doanh nhân về các bước để anh ta vượt qua được các thức thức của đối thủ và bản thân để gặt hái được các thành tựu trong sự nghiệp và cuộc sống. 5 bước để đối mặt với khó khăn được anh hình tượng hóa với hình ảnh dễ nhớ đó là 5 ngón tay và kết quả của việc thực hiện 5 bước này là năm ngón tay nắm chặt đưa lên phía trước thể hiện sự quyết tâm và thành công đạt được!

  1. What’s your obstacle? / Trở ngại của bạn là gì?
  2. What is consequence of not taking this goal? / Hậu quả của việc không thực hiện mục tiêu này là gì?
  3. Imagination if you reach this goal? Or not take your goal? (important key) / Tưởng tượng ra nếu bạn đạt được mục tiêu này – Hay không đạt được mục tiêu này. (Đây là một điểm vô cùng quan trọng) Bước 3 này làm tôi gợi nhớ tới hầu hết các cuốn sách hay khóa học về khai phá tiềm năng bản thân đều đề cập tới phương pháp này. Nôm na là tự kỷ ám thị.
  1. Who are your allies? / Ai là đồng minh của bạn? Diễn giả đã đưa ra một ví dụ rất hay đó là đôi khi chính đối thủ của anh ý trên đấu trường thể thao cũng chính là đồng minh. Nhờ có các đối thủ anh có được các mục tiêu rõ ràng để vượt qua.
  1. Need to obsess or in another word is be in love with your target, with your goal./ Cần phải yêu mục tiêu của bạn? Nghe dịch có vẻ hơi khó hiểu nhưng nôm na là khi đã có mục tiêu thì cần phải “sống hết mình với lý tưởng cao đẹp đó”  ;D 

Một câu kết luận rất hay từ khóa học:

Not processes or technology are driving innovation, it is the people, it’s all of us!/Không phải quy trình hay công nghệ đang thúc đẩy sự đổi mới, mà chính là con người, mà là tất cả chúng ta!

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *